Hầu hết các bài viết trước đây đều phân tích website dựa trên những khía cạnh mong muốn của một nhà quản trị website, từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho quá trình phát triển của website. Trong bài viết này, chúng tôi xin cùng chia sẻ quá trình xây dựng và phát triển một website ở một mức độ tổng quan hơn dựa trên tháp thực phẩm FDA.
Một website cũng giống như một con người thực thụ, để phát triển được nó cần được cung cấp đầy đủ những yếu tố cần thiết nhằm thu hút sự chú ý của người dùng để tăng lượng traffic và kích thích thị hiếu.
Nói về vấn đề này, chúng ta giành ít phút để quay lại với tháp thực phẩm đã được học.
Hình trên mà chúng tôi sử dụng là tháp thực phẩm FDA để đáp ứng nhu cầu sinh học của một người. Phần chân tháp mô tả lượng thực phẩm chính con người sử dụng và định lượng thiết yếu của nó trong quá trình sống của con người. Càng lên cao, các loại thực phẩm sẽ có nhu cầu ít hơn. Nhờ vào tháp thực phẩm này, chúng ta có thể biết được loại thực phẩm nào cần quan tâm bổ sung, loại thực phẩm nào cần hạn chế để đảm bảo một cơ thể phát triển hài hòa và hợp lý.
Trong thiết kế web cũng vậy, một website muốn phát triển dài lâu cần có sự cân bằng giữa các yếu tố của sự phát triển như nội dung, marketing, SEO, giao diện.... Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn các website hiện nay còn chưa chú ý đến sự hài hòa này mà chỉ tập trung xây dựng và phát triển một hoặc một số mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc phát triển website và khiến website không có tuổi thọ dài.
Tháp nhu cầu của một website:
Hình trên mà chúng tôi sử dụng là tháp thực phẩm FDA để đáp ứng nhu cầu sinh học của một người. Phần chân tháp mô tả lượng thực phẩm chính con người sử dụng và định lượng thiết yếu của nó trong quá trình sống của con người. Càng lên cao, các loại thực phẩm sẽ có nhu cầu ít hơn. Nhờ vào tháp thực phẩm này, chúng ta có thể biết được loại thực phẩm nào cần quan tâm bổ sung, loại thực phẩm nào cần hạn chế để đảm bảo một cơ thể phát triển hài hòa và hợp lý.
Trong thiết kế web cũng vậy, một website muốn phát triển dài lâu cần có sự cân bằng giữa các yếu tố của sự phát triển như nội dung, marketing, SEO, giao diện.... Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn các website hiện nay còn chưa chú ý đến sự hài hòa này mà chỉ tập trung xây dựng và phát triển một hoặc một số mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc phát triển website và khiến website không có tuổi thọ dài.
Tháp nhu cầu của một website:
Mô hình trên cho thấy mối tương quan tỉ lệ giữa các thành phần cấu thành nên một website phát triển lâu dài và ổn định.
1. Tầng chân tháp - Nội dung
Rất nhiều webmaster giành nhiều thời gian để quảng bá website tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến nội dung được trình bày trên website. Bạn có thể submit website của mình lên thật nhiều mạng xã hội, có thể gửi liên kết của mình đến những trang chia sẻ trực tuyến như LinkHay, TamTay, TagVN hay cố gắng giới thiệu website của mình lên các diễn đàn nhưng tất cả đều là vô ích nếu người dùng không tìm được thứ họ cần trên website bạn ngoài những lời quảng cáo sáo rỗng. Mục đích của người dùng khi truy cập một website là tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Do đó, nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ bỏ đi ngay và ít có khả năng họ quay lại với bạn.
Nội dung chính là giá trị cốt lõi của website, là cái đích mà người dùng nhắm đến. Do đó, nó phải là điểm đầu tiên và quyết định cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của một website. Bạn có thể có một bản thiết kế đẹp, một đội ngũ quảng bá website năng nổ nhưng sẽ chẳng là gì nếu website của bạn không có nội dung. Nếu bạn có một nội dung phù hợp, các hình thức quảng bá website sẽ phát triển và bổ trợ tương ứng.
Bạn có 2 cách để xây dựng nội dung:
* Xây dựng nội dung theo chiều rộng: viết những nội dung mới mẻ và càng rộng càng tốt. Đem đến cho người dùng sự thoải mái và những thông tin hữu ích trên nhiều lĩnh vực. Người dùng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời nếu họ có thể tìm được tất cả mọi thứ chỉ trên 1 website và họ sẽ quay lại thường xuyên hơn.
* Xây dựng nội dung theo chiều sâu: nếu website của bạn là một website chuyên ngành hoặc bạn có một kiến thức đủ sâu cho một lĩnh vực nhất định. Bạn nên phát triển nội dung theo cách này. Bằng cách cung cấp các bài viết chuyên sâu, bạn có thể giữ chân một lớp đối tượng nhất định nào đó (có thể là lớp đối tượng khách hàng tiềm năng). Ngoài vấn đề biến website của bạn thành một nơi cung cấp kiến thức chuyên môn và độc nhất, cách này cũng sẽ thu hút một lượng người dùng quan tâm tìm hiểu chuyên sâu và tạo nên uy tín cho thương hiệu của bạn.
Tầng 2: giao diện website
Giao diện là thứ webmaster quan tâm thứ hai sau tầng nội dung. Bạn có thể xây dựng một nội dung tốt nhưng giao diện không hợp lý, khó sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng tỏ ra bực bội và không quay lại website của bạn nữa.
Bạn hãy học hỏi những website thành công hiện nay như Yahoo, Google cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế website khi xây dựng giao diện. Điều này thực sự cần thiết và rất quan trọng.
Một giao diện phù hợp với nội dung, cách bố trí màu sắc, vị trí các button, vị trí khung tìm kiếm, menu trên website... có một ý nghĩa nhất định tạo nên cái nhìn đầu tiên của người dùng và khiến họ yêu thích website của bạn. Ngược lại, nếu website của bạn không hiển thị tốt trên các trình duyệt, nhiều lỗi và màu sắc không được kết hợp hài hòa sẽ tố cáo bạn không quan tâm đến giao diện và không tôn trọng người dùng. Người dùng cũng vì vậy mà cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng website. Dĩ nhiên hậu quả là họ sẽ không còn sử dụng website của bạn thường xuyên nữa.
1. Tầng chân tháp - Nội dung
Rất nhiều webmaster giành nhiều thời gian để quảng bá website tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến nội dung được trình bày trên website. Bạn có thể submit website của mình lên thật nhiều mạng xã hội, có thể gửi liên kết của mình đến những trang chia sẻ trực tuyến như LinkHay, TamTay, TagVN hay cố gắng giới thiệu website của mình lên các diễn đàn nhưng tất cả đều là vô ích nếu người dùng không tìm được thứ họ cần trên website bạn ngoài những lời quảng cáo sáo rỗng. Mục đích của người dùng khi truy cập một website là tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Do đó, nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ bỏ đi ngay và ít có khả năng họ quay lại với bạn.
Nội dung chính là giá trị cốt lõi của website, là cái đích mà người dùng nhắm đến. Do đó, nó phải là điểm đầu tiên và quyết định cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của một website. Bạn có thể có một bản thiết kế đẹp, một đội ngũ quảng bá website năng nổ nhưng sẽ chẳng là gì nếu website của bạn không có nội dung. Nếu bạn có một nội dung phù hợp, các hình thức quảng bá website sẽ phát triển và bổ trợ tương ứng.
Bạn có 2 cách để xây dựng nội dung:
* Xây dựng nội dung theo chiều rộng: viết những nội dung mới mẻ và càng rộng càng tốt. Đem đến cho người dùng sự thoải mái và những thông tin hữu ích trên nhiều lĩnh vực. Người dùng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời nếu họ có thể tìm được tất cả mọi thứ chỉ trên 1 website và họ sẽ quay lại thường xuyên hơn.
* Xây dựng nội dung theo chiều sâu: nếu website của bạn là một website chuyên ngành hoặc bạn có một kiến thức đủ sâu cho một lĩnh vực nhất định. Bạn nên phát triển nội dung theo cách này. Bằng cách cung cấp các bài viết chuyên sâu, bạn có thể giữ chân một lớp đối tượng nhất định nào đó (có thể là lớp đối tượng khách hàng tiềm năng). Ngoài vấn đề biến website của bạn thành một nơi cung cấp kiến thức chuyên môn và độc nhất, cách này cũng sẽ thu hút một lượng người dùng quan tâm tìm hiểu chuyên sâu và tạo nên uy tín cho thương hiệu của bạn.
Tầng 2: giao diện website
Giao diện là thứ webmaster quan tâm thứ hai sau tầng nội dung. Bạn có thể xây dựng một nội dung tốt nhưng giao diện không hợp lý, khó sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng tỏ ra bực bội và không quay lại website của bạn nữa.
Bạn hãy học hỏi những website thành công hiện nay như Yahoo, Google cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế website khi xây dựng giao diện. Điều này thực sự cần thiết và rất quan trọng.
Một giao diện phù hợp với nội dung, cách bố trí màu sắc, vị trí các button, vị trí khung tìm kiếm, menu trên website... có một ý nghĩa nhất định tạo nên cái nhìn đầu tiên của người dùng và khiến họ yêu thích website của bạn. Ngược lại, nếu website của bạn không hiển thị tốt trên các trình duyệt, nhiều lỗi và màu sắc không được kết hợp hài hòa sẽ tố cáo bạn không quan tâm đến giao diện và không tôn trọng người dùng. Người dùng cũng vì vậy mà cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng website. Dĩ nhiên hậu quả là họ sẽ không còn sử dụng website của bạn thường xuyên nữa.
Tầng 3: SEO
Từ ngữ chuyên môn này đã được Thietkewebdep.com.vn giải thích ở các phần trước. Đây là một trong những phương án gia tăng lượng traffic hiệu quả và có chất lượng, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Khi thực hiện SEO bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Quan tâm và dự tính các từ khóa mà người dùng tiềm năng của bạn có thể sẽ dùng để tìm kiếm.
- Sử dụng các thẻ H1,H2,H3... cho tiêu đề và các vị trí quan trọng.
- Cố gắng thiết kế giao diện phù hợp với chuẩn XHTML để thuận tiện cho các cỗ máy tìm kiếm.
- Sử dụng Anchor text hợp lý.
- ......
Về tầng này, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết có liên quan trong mục SEO - Quảng bá web.
Từ ngữ chuyên môn này đã được Thietkewebdep.com.vn giải thích ở các phần trước. Đây là một trong những phương án gia tăng lượng traffic hiệu quả và có chất lượng, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Khi thực hiện SEO bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Quan tâm và dự tính các từ khóa mà người dùng tiềm năng của bạn có thể sẽ dùng để tìm kiếm.
- Sử dụng các thẻ H1,H2,H3... cho tiêu đề và các vị trí quan trọng.
- Cố gắng thiết kế giao diện phù hợp với chuẩn XHTML để thuận tiện cho các cỗ máy tìm kiếm.
- Sử dụng Anchor text hợp lý.
- ......
Về tầng này, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết có liên quan trong mục SEO - Quảng bá web.
Tầng 4: Mạng xã hội
Khái niệm này khá phức tạp và thường chúng ta không hiểu đúng về giá trị của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi không nói quá nhiều đến nó mà chỉ tập trung khai thác các công hiệu của nó đối với việc quảng bá website, ở đây là việc tận dụng một số mạng xã hội phổ biến như FaceBook, Twitter và các trang submit URL như tagVN hay LinkHay.
Những điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện việc này là:
- Thường xuyên submit và update các liên kết trên trang cá nhân của bạn.
- Tạo một cộng đồng người dùng cho chính bạn bằng cách kết bạn với những người có cùng mối quan tâm.
- Theo dõi các phản hồi của người dùng trên mạng xã hội từ liên kết bạn đăng tải để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
- Tăng lượng người theo dõi bằng các chiến lược thu hút người dùng hợp lý (kết bạn, chia sẻ, thêm nút Like để họ hỗ trợ bạn quảng bá...)
Tầng 5: MMO (Make Money Online).
Nhiều nhà phát triển website quá tập trung ở tầng này dẫn đến việc thiếu sự đầu tư chính đáng cho các tầng dưới (như phân tích ở trên, tầng này không quan trọng cho việc phát triển lâu dài và là việc nên hạn chế). Nhiều người thậm chí chỉ cần lập nên website là có thể kiếm tiền - quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Lẽ hiển nhiên, ai khi xây dựng website cũng muốn website ấy tạo ra một khoản lợi nhuận nào đó cho mình, ít nhất là để trang trải những chi phí trong quá trình hoạt động của website. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều này, bạn cần quan tâm đến việc đã xây dựng một nền móng đủ vững chắc chưa (chính là các tầng dưới).
Hãy thử đặt các câu hỏi sau:
1. Website của bạn đã có nội dung đủ tốt hay chưa ?
2. Người dùng có hài lòng với website của bạn và tìm được thứ họ cần hay chưa?
3. Liệu người dùng có cảm thấy khó chịu với việc bạn kiếm tiền hay không (bằng cách này hay cách khác).
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đủ tốt ?
Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều khi lựa chọn hình thức kiếm tiền phù hợp từ website.
Khái niệm này khá phức tạp và thường chúng ta không hiểu đúng về giá trị của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi không nói quá nhiều đến nó mà chỉ tập trung khai thác các công hiệu của nó đối với việc quảng bá website, ở đây là việc tận dụng một số mạng xã hội phổ biến như FaceBook, Twitter và các trang submit URL như tagVN hay LinkHay.
Những điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện việc này là:
- Thường xuyên submit và update các liên kết trên trang cá nhân của bạn.
- Tạo một cộng đồng người dùng cho chính bạn bằng cách kết bạn với những người có cùng mối quan tâm.
- Theo dõi các phản hồi của người dùng trên mạng xã hội từ liên kết bạn đăng tải để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
- Tăng lượng người theo dõi bằng các chiến lược thu hút người dùng hợp lý (kết bạn, chia sẻ, thêm nút Like để họ hỗ trợ bạn quảng bá...)
Tầng 5: MMO (Make Money Online).
Nhiều nhà phát triển website quá tập trung ở tầng này dẫn đến việc thiếu sự đầu tư chính đáng cho các tầng dưới (như phân tích ở trên, tầng này không quan trọng cho việc phát triển lâu dài và là việc nên hạn chế). Nhiều người thậm chí chỉ cần lập nên website là có thể kiếm tiền - quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Lẽ hiển nhiên, ai khi xây dựng website cũng muốn website ấy tạo ra một khoản lợi nhuận nào đó cho mình, ít nhất là để trang trải những chi phí trong quá trình hoạt động của website. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều này, bạn cần quan tâm đến việc đã xây dựng một nền móng đủ vững chắc chưa (chính là các tầng dưới).
Hãy thử đặt các câu hỏi sau:
1. Website của bạn đã có nội dung đủ tốt hay chưa ?
2. Người dùng có hài lòng với website của bạn và tìm được thứ họ cần hay chưa?
3. Liệu người dùng có cảm thấy khó chịu với việc bạn kiếm tiền hay không (bằng cách này hay cách khác).
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đủ tốt ?
Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều khi lựa chọn hình thức kiếm tiền phù hợp từ website.
Tóm lại
Hãy căn cứ theo tháp nhu cầu trên để tìm hiểu về cái bạn định làm. Tất nhiên, tháp nhu cầu trên không đúng với tất cả các website. Tầng nào là tầng dưới, tầng nào là tầng trên... phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trong đó, tầng dưới cùng sẽ là nhu cầu mà người dùng muốn nhận được từ website của bạn.
Phát triển một website là con đường lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực cũng như kiên nhẫn, sự đầu tư đúng mức. Do đó, bạn không thể nhận được kết quả chỉ sau một thời gian ngắn....
Hãy căn cứ theo tháp nhu cầu trên để tìm hiểu về cái bạn định làm. Tất nhiên, tháp nhu cầu trên không đúng với tất cả các website. Tầng nào là tầng dưới, tầng nào là tầng trên... phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trong đó, tầng dưới cùng sẽ là nhu cầu mà người dùng muốn nhận được từ website của bạn.
Phát triển một website là con đường lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực cũng như kiên nhẫn, sự đầu tư đúng mức. Do đó, bạn không thể nhận được kết quả chỉ sau một thời gian ngắn....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét